Thứ Ba, 24 tháng 5, 2016

Chọi trâu Chiêm Hóa 2017


Cặp trâu vào trung kết với giải thưởng khủng tại lễ hội chọi trâu Chiêm Hoa Tuyên Quang. Đây là lễ hội truyền thống của người dân bản địa được tổ chức hàng năm mỗi dịp xuân về. Tham gia lễ hội không chỉ giữ được nét đẹp văn hóa các dân tộc Việt Nam mà những chú trâu tham gia dành chiến thắng cũng dành được nhiều phần thưởng hấp dẫn.
ẢNH NGUỒN: INTERNET

Read more

Lễ Hội Chọi Trâu Chiêm Hóa


Huyện vùng cao Chiêm Hóa, Tuyên Quang vốn nổi tiếng có giống trâu ngố vóc dáng to, khỏe. Hội chọi trâu hàng năm nhằm khuyến khích việc huấn luyện trâu chọi, giữ giống trâu quý của quê nhà.



Read more

Du lịch Thác Bản Ba - Trung Hà - Chiêm Hoá - Tuyên Quang

Thác Bản Ba nằm trên triền núi Phiêng Khàng, xã Trung Hà, huyện Chiêm Hóa, đã là danh thắng vừa được xếp hạng thắng cảnh quốc gia. Điểm du lịch này ngày càng thu hút đông du khách trong Năm du lịch Tuyên Quang.
ẢNH NGUỒN: INTERNET
Theo dòng chảy nằm bên núi Phiêng Khàng, thuộc địa phận xã Trung Hà, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. Cách thành phố Tuyên Quang khoảng hơn 80 km. Đến km 31 đường Tuyên Quang – Hà Giang rẽ phải. Vượt Đèo Gà tiến thẳng về phía Chiêm Hóa.
ẢNH NGUỒN: INTERNET

Thác Bản Ba có chiều dài khoảng 3 km, được tạo bởi 3 tầng thác chính. Tầng thác thứ nhất có tên gọi là Tát Củm, tầng thứ hai gọi là Tát Cao và tầng thứ ba gọi là Tát Gió. Chuyển tiếp giữa các tầng thác là những tầng thác nhỏ có độ cao 5 - 7m, có nhiều khe nước nhỏ và các lòng vực, nước trong.
Con thác hùng vĩ mà thơ mộng tôn thêm vẻ đẹp nguyên sơ của khu rừng nguyên sinh gồm cả hệ sinh thái núi đá vôi và núi đất, giàu có và đa dạng với rừng nhiệt đới còn đủ năm tầng xanh quanh năm, phong phú các loài cỏ cây, chim thú, côn trùng.
ẢNH NGUỒN: INTERNET
Thác Bản Ba ầm ào vang động do lấy nước từ nguồn cao 1.000 m núi đá Khau Nhoi thuộc đất Bắc Quang, Hà Giang. Thác đổ nước qua triền núi Phiêng Khàng để tràn xuống thung lũng. Độc đáo vì đây có chuỗi thác liên hoàn, ba tầng thác lớn cùng lúc đổ nước thẳng đứng từ độ cao hàng chục mét xuống lòng thác, và điểm xuyết thêm nhiều thác nhỏ. Dòng nước bạc lại chia thành các khe, nhánh tỏa rộng ra chung quanh, trữ nước vào nhiều vực, thoạt nhìn như những ao, giếng thiên tạo mặt nước như gương xanh biếc da trời.
Rừng Bản Ba bạt ngàn, thâm u, bí ẩn, lạ mắt, bất ngờ. Những cổ thụ tuổi hàng thế kỷ, tầng tầng cành lá che kín ánh mặt trời, dây leo như những con trăn khổng lồ quấn quanh trông kỳ dị. Theo tài liệu chuyên môn, rừng còn nhiều gỗ quý, nhiều loài chim thú quý, cùng những đàn bướm nhiều mầu sắc và các giống côn trùng... Nhưng khách thật khó có cơ may nhìn thấy, ngoại trừ được nghe tiếng chim rừng và đôi khi tiếng nai, tiếng hoẵng gọi bầy...
ẢNH NGUỒN: INTERNET
Làng xóm đồng bào Tày, Nùng, Dao... sống ven sườn đồi, núi và trên thung lũng Bản Ba hấp dẫn du khách muốn tìm biết mới lạ phong tục, văn hóa một vùng núi rừng Việt Bắc. Bản làng nay đông vui, sạch đẹp, nhưng vẫn giữ nhiều nét đẹp của nếp sống, văn hóa cổ truyền, những điệu hát đối đáp "sli" nồng nàn, hát lượn trữ tình trong tiếng đàn tính nhặt khoan, những lễ hội nhiều trò vui dân dã.
Read more

Chiêm Hóa - Tuyên Quang

Chiêm Hóa là một huyện miền núi của tỉnh Tuyên Quang, cách trung tâm tỉnh lỵ 67 km về phía Bắc. Huyện có diện tích tự nhiên 1.278,82km2, dân số trên 126 nghìn người, có 25 xã và 01 thị trấn và 18 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 80% tổng dân số toàn huyện. Mỗi dân tộc đều có phong tục, tập quán, ngôn ngữ, trang phục, lễ hội, những làn điệu dân ca, dân vũ riêng biệt mang đậm nét văn hóa đặc trưng của miền sơn cuớc.
ẢNH NGUỒN: INTERNET
1. Vị trí địa lý:

+ Phía Bắc giáp huyện Na Hang, Lâm Bình

+ Phía Nam giáp huyện Yên Sơn

+ Phía Đông giáp huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn

+ Phía Tây giáp huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên quang và huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang.

Chiêm Hoá có nhiều dãy núi cao giữa các vùng đồi núi là những thung lũng, đất đai màu mỡ. Sông suối có độ dốc cao, lớn nhất là sông Gâm chảy qua Na Hang đến Chiêm Hoá với độ dài 40 km. Là đường thuỷ duy nhất nối huyện với tỉnh và các tỉnh trung du của Đồng Bằng bắc bộ.

Giao thông đường bộ có các tuyến: đường quốc lộ 279 dài 20,2 km từ Hà Giang qua huyện Chiêm Hoá đi huyện Na Hang, đường tỉnh có 134 km gồm các tuyến: ĐT 190 từ km 31 chạy qua huyện chiêm Hoá lên huyện Na Hang, đường ĐT 185 từ đầu cầu Chiêm Hoá (phía đông bắc) thị trấn Vĩnh Lộc đi Vinh Quang, Kim Bình đến Kiến Thiết huyện Yên Sơn; đường ĐT 187 từ xã Yên Lập sang huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn; đường huyện: 127 km; đường đô thị 5,5 km.

Điều kiện tự nhiên mang lại cho Chiêm Hoá nhiều lợi thế quan trọng trong việc xây dựng an toàn khu, khu vực phòng thủ, là nơi căn cứ địa cách mạng an toàn vững chắc trong thời kỳ kháng chiến, điển hành tại các xã: Kim Bình, Vinh Quang, Kiên Đài, Linh Phú, Xuân Quang, Yên Nguyên, Hoà Phú… và các điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

Phát huy truyền thống quê hương Chiêm Hoá anh hùng, trong những năm qua dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện chiêm Hoá ra sức phấn đấu, hăng hái thi đua học tập, lao động sản xuất. Phát huy nội lực, sáng tạo trên các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đã giành được nhiều thành tựu quan trọng, từng bước làm biến đổi kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân.

2. Lịch sử
Sau năm 1954, huyện Chiêm Hóa có 1 thị trấn Vĩnh Lộc và 29 xã: Bình An, Bình Nhân, Công Bình, Hòa An, Hòa Phú, Hồng Quang, Hùng Mỹ, Kiên Đài, Kim Quang, Kim Sơn, Linh Phú, Minh Quang, Ngọc Hội, Nhân Lý, Phú Bình, Phú Thành, Phúc Hậu, Phúc Thịnh, Tân An, Tân Mỹ, Tân Thịnh, Thổ Bình, Tri Phương, Trung Hà, Trung Hòa, Vinh Quang, Xuân Quang, Yên Lập, Yên Nguyên.

Ngày 26 tháng 12 năm 1970, hợp nhất xã Phúc Hậu và xã Kim Sơn thành một xã lấy tên là xã Phúc Sơn; hợp nhất xã Tri Phương và xã Phú Thành thành một xã lấy tên là xã Tri Phú; hợp nhất xã Kim Quang và xã Công Bình thành một xã lấy tên là xã Kim Bình.

Ngày 19 tháng 11 năm 1985, chia xã Trung Hà thành 2 xã lấy tên là xã Trung Hà và xã Hà Lang; chia xã Kiên Đài thành 2 xã lấy tên là xã Kiên Đài và xã Bình Phú.

Cuối năm 2010, huyện Chiêm Hóa có 1 thị trấn Vĩnh Lộc và 28 xã: Bình An, Bình Nhân, Bình Phú, Hà Lang, Hòa An, Hòa Phú, Hồng Quang, Hùng Mỹ, Kiên Đài, Kim Bình, Linh Phú, Minh Quang, Ngọc Hội, Nhân Lý, Phú Bình, Phúc Sơn, Phúc Thịnh, Tân An, Tân Mỹ, Tân Thịnh, Thổ Bình, Tri Phú, Trung Hà, Trung Hòa, Vinh Quang, Xuân Quang, Yên Lập, Yên Nguyên.

Từ ngày 28 tháng 1 năm 2011, 3 xã: Bình An, Thổ Bình, Hồng Quang chuyển sang trực thuộc huyện Lâm Bình
Read more